
8 bài thuốc từ cây mía và nhiều công dụng từ mía cần biết
Mía là một cây thuộc họ thảo thân đơn mọc cao từ 2m – 6m tùy theo loài. Thân chúng có chứa nhiều đường vị mát, ngọt thanh giúp giải nhiệt cho cơ thể rất tốt. Ngoài ra mía còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe mà không có một tác dụng phụ nào. Và 8 bài thuốc từ cây mía là tổng hợp những bài thuốc trong dân gian. Sử dụng cây mía và dược tính của nó để chữa bệnh.

Qua bài viết này ngoài những bài thuốc từ cây mía thì Việt Thống còn muốn giới thiệu máy ép nước mía với các bạn những ứng dụng mà mía mang lại cho con người.
Cây mía là gì? Tìm hiểu sơ lược về cây mía
Cây mía như đã nói là một cây họ thảo có chiều cao từ 2m – 6m. Là loài cây thân đốt, từng đốt mập chứa rất nhiều đường. Các loài mía hiện nay chủ yếu là các loài được cấy ghép với nhau tạo thành giống mía được trồng để sản xuất đường. Với lượng đường trong thân cao và ngọt hơn gấp nhiều lần so với các loài mía nguyên thủy khác.
Tại sao ngọn mía lại nhạt hơn gốc
Thông thường như chúng ta được biết thì phần ngọn mía sẽ nhạt và không ngọt bằng gốc mía. Vậy tại sao lại có điều đó xảy ra? Âu đây cũng là một điều bình thường trong các loài thực vật. Khi những chất dinh dưỡng thường được tập trung lại phần gốc nhằm tiện cho việc nuôi dưỡng và dự trữ. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là do sự bốc hơi nước từ lá mía. Mà lượng nước luôn được vận chuyển lên phần ngọn. Và điều đó làm cho lượng đường tại phần ngọn bị loãng và nhạt hơn so với phần gốc.
Môi trường sinh trưởng của cây mía

Ta cũng biết Mía là loài cây thuộc Nhiệt Đới cho nên chúng đòi hỏi rất cao về nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất cho mía sinh trưởng là từ 15⁰C-26⁰C.
- Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 21⁰C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ là 13⁰C và nếu từ 5⁰C trở xuống thì cây mía sẽ chết.
- Giống mía tại những vùng Á đới thì có độ chịu rét cao hơn nhưng việc nhiệt độ thích hợp thì vẫn như loài mía nhiệt đới.
Mía là loài cây trồng rất khỏe và không kén đất. Chúng có thể sinh trưởng tại những vùng đất 70% sét hoặc 70% cát. Mía thường được trồng tại những vùng trung du và đất xốp.
Cây mía là loại cây chủ đạo trong nền sản xuất đường. Là một gia vị quan trọng trong việc nấu nước thức ăn hoặc pha chế đồ uống. Có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị dinh dưỡng tích cực.
Công dụng tích cực từ cây mía
Mía là loại cây cung cấp nguyên liệu chủ yếu sản xuất đường mật. Ngoài tác dụng làm gia vị, nguồn dinh dưỡng thì mía còn có dược tính để ứng dụng vào trong những bài thuốc dân gian.

Với người Việt Nam thì cây mía rất quen thuộc trong cuộc sống hiện tại. Ngoài là một món ăn, nguyên liệu sản xuất, gia vị, vị thuốc thì nó còn là một thứ nước giải khát cực kì ngon và mát mẻ. Nhất là trong mùa nóng này mà có một ly nước mía mát lạnh thì còn gì bằng.
Tác dụng thực dưỡng
Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).

Ứng dụng thực tế
1. Miệng khát vào mùa nóng: người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng, dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.
2. Viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính: Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
3. Sốt cao, mất nước, miệng khô: nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần
4. Tiểu ngắn gắt đau (bàng quang thấp nhiệt): mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
5. Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón: mía 250g, rễ tranh 30g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
6. Nôn do thai nghén: Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Nếu các mẹ cũng đang bị ốm nghén, hãy thử cách làm này xem nhé. Tuy nhiên, bạn cần mua được nước mía sạch hoặc tự làm là tốt nhất. Ngoài ra, uống nước mía trong thai kỳ cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi. Dù vậy,vì nước mía có lượng đường cao cho nên không nên uống quá nhiều. Nếu mẹ bầu bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên.
7. Phù nhẹ do thai nghén: Mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
8. Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
9. Phòng hậu sởi: sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
10. Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
11. Ngộ độc cá nóc: nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Uống để sơ cứu ngay rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Lưu ý: cần nhớ rằng mía là loài cây có lượng đường cao cho nên các bạn khi sử dụng nhớ cẩn thận. Nhất là những người vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và mắc bệnh tiểu đường béo phì.

8 bài thuốc từ cây mía đơn giản trong dân gian

1) Tiểu ngắn gắt và đau
Thân mía đường: 500gr
Lá mã đề tươi: 50gr
Cả 2 cho vào nấu nước uống như trà hằng ngày.
2) Miệng lở do nhiệt, chán ăn, miệng khô, táo bón
Thân mía đường: 250gr
Rễ chanh: 30gr
Nấu chung với 400ml nước và uống như trà hằng ngày trong 5-7 ngày.
3) Ho do hư nhiệt
Thân mía đường cắt khúc nhỏ, cho vào với gạo và nấu thành chè. Ăn vào sáng và chiều, mỗi bữa 1 bát trong 5 ngày.
4) Táo bón
Nước mía đường, mật ong mỗi thứ 1 cốc nhỏ hòa chung với nhau. Uống trong lúc đói vào sáng và chiều. Uống trong vòng 5 ngày.
5) Phụ nữ ra nhiều khí hư
Dùng lá cây mía đường 30g, lá huyết dụ 20g, lá mò trắng (bạch đồng nữ) 12g, lá mò đỏ (xích đồng nam) 12g, tất cả đem thái nhỏ, sao vàng, sắc với 600ml nước uống thay trà trong ngày. Uống 5-7 ngày.
6) Phụ nữ có thai hay buồn nôn
Ép lấy 1 bát con nước mía đường (khoảng 150ml), trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml – 1 thìa cà phê), uống như vậy 2 -3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
7) Hỗ trợ an thai
Hái lấy 12g mầm mía đường, rễ cây gai làm bánh (trữ ma căn) 12g, ích mẫu thảo (cỏ ích mẫu) 6g, hương phụ (củ gấu) 6g, sa nhân 3g. Tất cả đem sao vàng, sắc với 500ml nước, sắc còn khoảng 100ml, chia thành 2 phần uống trong ngày. Uống 5-7 ngày.
8) Chữa viêm dạ dày mạn tính
Nước mía đường, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. uống 5-7 ngày.
Xem thêm: Mua xe nước mía giá rẻ tại TPHCM
Có lẽ xem xong bài viết này bạn đã nhận thấy được những công dụng của cây mía rồi đúng không. Vậy hãy sử dụng cây mía cho thật tốt nhé. Và nếu có điều kiện bạn có thể mua xe nước mía siêu sạch Việt Thống để kinh doanh nước mía. Lợi nhuận từ đây cũng rất lớn đấy.
Nếu có nhu cầu xin bạn liên hệ theo thông tin mà website cung cấp cho các bạn nhé.
Tiểu Tinh